CSR-PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH THEO LUẬT NHÂN QUẢ CỦA HOÀNG KIM GROUP
CSR-PHƯƠNG PHÁP KINH DOANH THEO LUẬT NHÂN QUẢ CỦA HOÀNG KIM GROUP
Trong kinh doanh, câu chuyện về lợi nhuận luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp một doanh nghiệp tồn tại. Trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận và thu về nguồn lợi nhuận khác nhau.
Dẫu vậy, nếu muốn nguồn thu đó phát triển bền vững cũng như tạo nền móng vững chắc cho doanh nghiệp, thì việc áp dụng CSR (Corporate social responsibility) hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” lại chính là câu trả lời.
Vậy Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì?
Theo trang web Investopedia, một trang thông tin tài chính có trụ sở chính tại Thành phố New York đã định nghĩa về Kinh doanh vì cộng đồng (CSR) như sau:
Đây là một mô hình kinh doanh mà ở đó việc kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ cần phải cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững cho người lao động và gia đình của họ. Đồng thời, việc kinh doanh cũng phải giúp giải quyết các vấn đề xã hội (gồm thất nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường...).
Mục tiêu lâu dài của phát triển bền vững sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề lợi nhuận mà còn phải giúp xã hội giải quyết các vấn đề tiêu cực kể trên. Nói cách khác là mang những điều tử tế thông qua việc kinh doanh đến khách hàng.
Mục tiêu chính không phải là lợi nhuận có khiến CSR làm doanh nghiệp bị “lỗ” không?
Trên thực tế, việc áp dụng CSR một cách có chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi và thương hiệu của mình một cách tích cực với cộng đồng người tiêu dùng. Từ đó giúp lợi nhuận của công ty được tăng cao.
Trên thực tế, vào năm Năm 1993, gã khổng lồ mỹ phẩm Avon của Mỹ đã cam kết áp dụng CSR thông qua việc nâng cao nhận thức về ung thư vú ở Hoa Kỳ nhằm phát hiện sớm căn bệnh này.
Từ đây, các đại lý bán hàng của Avon đã thường xuyên vừa bán hàng và vừa nâng cao nhận thức người tiêu dùng về vấn đề kể trên. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã tổ chức các buổi đi bộ nhằm gây quỹ cho căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ (với khoảng 250 triệu USD đã được quyên góp).
Cũng chính từ việc áp dụng phương pháp CSR, công ty mỹ phẩm Avon của Mỹ đã giúp uy tín lẫn thương hiệu tăng cao trong giới tiêu dùng thời bấy giờ. Đồng thời hàng hóa mà họ bán được cũng nhiều hơn và nhận về sự tín nhiệm cao hơn, theo Harvard Business Review.
Hạn chế của CSR là gì?
Ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc HH Coffee, mô hình bán cà-phê lưu động gắn với lợi ích cộng đồng chia sẻ với báo Nhân Dân rằng: “Thẳng thắn mà nói, nếu chỉ bán buôn, bán lẻ, hay đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thống thì rất đơn giản, chi phí không lớn, hiệu quả rõ ràng”.
Trong khi đó, kinh doanh vì cộng đồng là tâm huyết của bản thân bấy lâu nay nên tôi quyết tâm theo đuổi, dù chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) là rất lớn”, ông Nguyễn Việt Anh chia sẻ với báo Nhân Dân.
Nói cách khác “Việc theo đuổi mô hình kinh doanh cần phải thực sự xuất phát từ cái tâm, bởi mô hình này sẽ cần một thời gian dài để giúp khách hàng hiểu được giá trị tốt đẹp và bền vững mà nó mang lại”.
Tại sao CSR là là kinh doanh theo kiểu “Luật nhân quả”?
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” thật sự quả không sai. Bởi lẽ, chỉ khi ta làm việc tốt, kinh doanh những sản phẩm tốt và có giá trị một cách bền vững, có lợi cho người tiêu dùng, thì mới giúp doanh nghiệp phát triển bền lâu.
Giả sử, ta kinh doanh những mặt hàng có lợi trước mắt, song lại là tiềm tàng phá hủy môi trường- gây hại sức khỏe con người, thì liệu sản phẩm ấy có được tồn tại trong cộng đồng người tiêu dùng.
Chỉ khi kinh doanh những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, ta mới gieo hạt giống tin yêu và tín nhiệm của khách hàng và tồn tại lâu dài.
Đó cũng chính là điều mà Hoàng Kim Group luôn mong muốn hướng tới, khi chúng tôi luôn lấy “phụng sự” làm kim chỉ nam để phục vụ khách hàng lẫn mẹ tự nhiên. Từ đó giúp bà con nông dân có thêm thu nhập mà không gây hại môi trường với các hóa chất gieo trồng.
Rất đơn giản thôi, Hoàng Kim Group chọn CSR, chọn ORGANIC!